Sau những năm tháng làm tư vấn du học các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Newzealand, Canada, Thụy Điển, Mỹ, … Thanh Giang có rất nhiều cảm xúc về cuộc sống của du học sinh đang sống, học tập tại nước ngoài. Đặc biệt đó là về cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại đất nước mặt trời mọc.
Hằng ngày, Thanh Giang thường xuyên trao đổi và chia sẻ với các em du học sinh để hiểu hơn được cuộc sống thực tế của các em. Qua đó, Thanh Giang cũng mong muốn thay các em nói lên những nỗi nhọc nhằn, những khó khăn, những cạm bẫy mà các em hàng ngày vẫn phải đối mặt trên bước đường xa xứ. Đây cũng là bài viết để các em, cũng như các bậc phụ huynh đang muốn tìm hiểu để cho con em mình đi du học Nhật Bản tự túc tham khảo, để chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết trước khi đi du học.
Thanh Giang vẫn thường dạy học sinh của mình:
“Chúng ta không sống đủ lâu để tạo ra những sai lầm, mà hãy học bài học từ những sai lầm của người khác”
Đồng thời, qua bài viết này. Thanh Giang cũng mong muốn các bậc phụ huynh đã và đang có con em theo học tại Nhật Bản, hiểu rõ hơn về cuộc sống của các em để cùng cảm thông, chia sẻ động viên với các các em.
Những cạm bẫy của du học Nhật Bản đầu tiên Thanh Giang muốn nhắc tới đó là:
>>> Làm Thêm Quá Nhiều
Vì sao Thanh Giang gọi đây là cạm bẫy? Bởi vì đa số các em du học sinh, đều mới tốt nghiệp cấp ba. Sinh ra và lớn lên tại các làng quê nghèo, các em biết rằng mức thu nhập bình quân ở một làng quê là rất thấp. Trong suốt 18 năm trời ăn học, các em đều sống phụ thuộc vào cha mẹ và chưa biết kiếm tiền là gì. Chứng kiến cảnh cha mẹ phải vất vả như thế nào để kiếm được 100 – 200.000 đồng/ một ngày.
Khi sang tới Nhật Bản, tiền công làm thêm tính theo giờ, trung bình từ 800-1200 yên tương đương với 160 – 240.000 vnđ/giờ. Chỉ cần so sánh rất đơn giản, các em nhận ra rằng 1 giờ lao động tại Nhật Bản bằng tiền công của cha mẹ làm việc quần quật ở nhà cả một ngày trời vất vả với công việc nặng nhọc.
Chính điều đó, đã thôi thúc các em lao đi làm thêm để mong kiếm được nhiều tiền, để gửi về phụ giúp gia đình và trả nợ khoản vay đi du học. cũng như trang trải những chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại Nhật Bản.
Thêm nữa, học sinh đi du học Nhật Bản, đại đa số xuất thân từ những gia đình nghèo khó. Khi nghe theo những lời giới thiệu là vừa đi học vừa làm thêm, có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với đi lao động. Do vậy, nhiều gia đình đã quyết tâm vay mượn với số tiền rất lớn, để cho con đi du học Nhật Bản với mong muốn chính đáng: Vừa có bằng cấp vừa có nhiều tiền và sau này sẽ xin việc vào làm tại các công ty Nhật Bản. Để cuộc đời của con mình không nhọc nhằn như cuộc đời của chính mình.
Nhưng thực tế, đâu có phải như vậy. Một ngày du học sinh thường bắt đầu từ 09h sáng lên lớp học đến 12h30-1h chiều nếu học ca sáng. Còn học ca chiều từ 12h30-5h chiều. Sau thời gian đến lớp, các em lại tất bật đi làm thêm vào buổi tối cho đến tận sáng hôm sau. Nhiều em đi làm về khuya, không còn tàu nữa. Đành phải ngủ lại ở nhà ga để chờ tàu vào sáng hôm sau trở về nhà và lại tiếp tục đi học. Để kiếm được một khoản tiền đủ trang trải chi phí thì các em phải đi làm thêm rất nhiều, dù cho trời mưa bão bùng, tuyết dơi phủ kín đầu. Các em vẫn phải lặng lẽ bước đi,… Nhiều lúc vừa đi các em vừa khóc, vì quá tủi thân với cuộc sống vất vả nơi xứ người. Mà nước mắt nhạt nhòa hòa với những hạt mưa lăn dài trên gò má gày gò của các em.
Du học Nhật Bản không chỉ màu hồng như các bạn nghĩ, bởi vậy trước khi đưa ra những quyết định cho bản thân, các bạn cần tham khảo và tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến việc đi du học để trang bị thật nhiều kiến thức cho bản thân:
(Ảnh cung cấp bởi du học sinh Nam – Fb: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006329652058&fref=ts )
Có rất nhiều em, vì áp lực nợ nần từ quê nhà nên các em phải làm hơn 3 ba việc/ 1 tháng. Một ngày với 4h làm việc học tập ở trên lớp và 6-8h làm việc ở các xưởng. Thực sự các em đã kiệt sức.
Thời gian đến lớp thực chất chỉ là thời gian để điểm danh và ngủ bù vì đi làm quá nhiều vậy thử hỏi thời gian đâu để các em học tập? Nếu không điểm danh thì điểm chuyên cần dưới 90% thì cơ hội xin Visa cho năm tiếp theo gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian vừa qua, rất nhiều du học sinh phải về nước hoặc bỏ trốn vì không thể gia hạn visa vì đi làm thêm quá nhiểu.
Khi các em còn ở nhà thì mọi việc đều đã có cha mẹ lo, các em chỉ việc ăn và đi học. Còn khi sang tới Nhật Bản rồi, thì mọi việc đều tới tay các em. Từ các bữa cơm ăn vội, tiền điện, tiền nước, tiền tiêu dùng sinh hoạt, tiền rác,… các em đều phải tính toán. Thứ hỏi các bạn các bạn ở tuổi 18, thì các bạn đã thực sự giỏi trong việc chi tiêu và lo toan việc hằng ngày chưa? .
Đọc tới đây, tôi tin bạn sẽ hiểu và thương các em nhiều hơn. Các em chỉ như những cánh chim non nớt mới rời xa tổ, mà đã phải đối mặt với cơm áo gạo tiền. Đối với học sinh nước ngoài, đây là một việc rất bình thường. Bởi vì sao Thanh Giang nói bình thường? Là vì các em được đào tạo trong những môi trường, mà ở đó người ta dậy cho các em cách sống tự lập từ bé. Nhưng ở Việt Nam chúng ta thì sao? Các em được gia đình: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Được gia đình bao bọc chở che bằng tình yêu thương và chưa được học những bài học tồn tại, tự làm được mọi việc để phát triển, học hỏi trong bất cứ môi trường nào. Từ lớp 1 đến lớp 12, các em học quá nhiều về lý thuyết mà chưa bao giờ được học một bài học sinh tồn đúng nghĩa.
Hằng ngày, Thanh Giang vào Facebook đọc được nhiều chia sẻ của các em du học sinh và tâm sự cùng các em. Thanh Giang thấy thương các em, bởi vì các em ấy chưa được chuẩn bị những hành trang cần thiết trước khi đi du học, trong đầu các em vẫn còn những mơ mộng hão huyền về một đất nước tươi đẹp. Vẫn mang trong đầu những ý nghĩa kiếm được nhiều tiền bằng hình thức đi du học. Cho nên các em lao đi làm mà quên rằng sứ mệnh đi du học của mình là học tập.
Thanh Giang thấy bản thân mình chưa thể sẻ chia được nhiều tới các bạn trẻ ý nghĩa và mục đích thực sự của việc đi du học Nhật Bản. Những điều mà các em cần phải chuẩn bị cho một bước ngoặt lớn cuộc đời qua con đường du học Nhật Bản.
Nhiều lúc Thanh Giang luôn tự hỏi rằng thế thực tế các em đang đi du học, hay đi làm kiếm tiền bằng công việc tay chân đây? Câu hỏi trên có vẻ là ngớ ngẩn đúng không các bạn? Vì trong cụm từ “Du học Nhật Bản” đã có câu trả lời rồi mà sao lại còn hỏi như vậy? Nhưng đọc xong đoạn trên chắc các bạn cũng sẽ có câu hỏi giống như Thanh Giang đúng không?
Các bạn cùng đọc bài: Du Học Nhật Bản Định Hướng Một Con Đường để tham khảo và hiểu được mục đích và sứ mệnh du học là gì nhé! Hãy trả lại cụm từ “Du Học” theo đúng nghĩa của nó. Hãy xây dựng một tương lai vững chắc bằng con đường học tập thực sự, chứ đừng đi bán tuổi thanh xuân, bán sức khỏe khi nghe rằng du học Nhật Bản là sướng lắm, kiếm được nhiều tiền lắm từ việc làm thêm và bằng mọi giá vay mượn để đi bằng được các em nhé!
>>> Cám Dỗ Về Tình Cảm
Khi sang tới Nhật Bản, các em sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ và cảm thấy cô đơn.
Nơi đô thành chỉ một mình trơ trọi
Giữa biển người sao vẫn thấy cô đơn
Giọt lệ đầy vơi, ta có nén tủi hờn
Nụ cười gượng tìm nguồn vui chốc lát
Xung quang có nhiều du học sinh Việt Nam cùng học. Nhưng nhiều khi, chính những người Việt lại phải đề phòng lẫn nhau và không thể đặt niềm tin được vào nhau. Bởi vì, người Việt lại lừa người Việt rất nhiều và đến nỗi người Nhật phải cảnh báo cho người Người Việt, hãy cẩn thận chính bạn bè đồng hương của mình.
Sống xa gia đình, các em không còn được sự giáo dục quản lý chia sẻ và tâm sự của cha mẹ thường xuyên. Các em sống với một cuộc sống tự do có thể làm những điều mà mình thích. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Các em rất dễ dàng sống với bản năng của mình. Nhiều bạn trẻ vì quá cô đơn, nên đã làm quen với các bạn khác giới và về ở với nhau như vợ chồng. “Xung quanh mình bạn bè cũng như vậy. Tại sao ta lại phải cô đơn?” Từ suy nghĩ dẫn tới hành động. Các bạn đến với nhau, yêu nhau và sống với nhau như những cặp vợ chồng và cái kết của những cuộc tình này là việc mang thai ngoài ý muốn của các bạn trẻ.
Thanh Giang tin rằng các bậc phụ huynh đọc tới đoạn này thì cũng hiểu được sự thiệt thòi thuộc về phần ai đúng không? Thanh Giang đọc được rất nhiều những lời tâm sự chia sẻ của các bạn. Sau một thời gian chung sống với nhau bạn nữ mang bầu, phải về nước để sinh con hoặc phải nghỉ học để sinh con. Thực sự mới có 18, 19 tuổi đã làm mẹ ở một đất nước hoàn toàn xa lạ, thì đó là một điều rất bất lợi đối với tương lai lâu dài của các em.
Thanh Giang không nói đại đa số đều như vậy. Nó chỉ là một số ít, nhưng nếu như chúng ta định hướng trước cho các em con đường đi, con đường các em sẽ tới có những vấp ngã, những cạm bẫy mà các em phải vượt qua. Thanh Giang tin rằng, những chuyện như vậy sẽ hạn chế đi được phần nào.
Rất nhiều lần, Thanh Giang muốn viết lên những nỗi lòng tâm sự của các em, dẫu biết rằng những lời chia sẻ này. Sẽ làm cho nhiều bậc phụ huynh có con cái đang du học tại Nhật Bản hoang mang lo lắng. Nhưng Thanh Giang vẫn phải viết, để muốn nhắn nhủ rằng các em còn quá trẻ, còn quá nhiều điều phải học, cần những sự động viên chia sẻ từ bố mẹ và rất dễ bị gục ngã trước những cám dỗ của cuộc đời. Cha mẹ hãy hiểu và cảm thông, Thanh Giang chỉ ghi nhận các em lớn về mặt thể xác, còn về tinh thần thì thực sự các em vẫn còn là những đứa trẻ.
Có nhiều em tâm sự với Thanh Giang rằng. Nhận được điện thoại của bố mẹ hỏi: Con thế nào? Thì dù khó khăn đến mấy các em vẫn nói: Cuộc sống của con rất tốt, vì không muốn cha mẹ ở nhà phải lo lắng cho các em. Ở nhà thì cha mẹ cứ đinh ninh là con mình sống tốt. Vậy làm thế nào để biết được cuộc sống thực của các em ấy? Thanh Giang có một lời khuyên là các bậc phụ huynh nên liên lạc với bạn bè của bạn đang học cùng trường, để khi có việc cần, có những điều mà con không dám nói với gia đình thì bạn bè của con sẽ giúp các anh chị.
Cuộc Sống Tha Hương
Nơi con làm việc là cánh đồng tuyết trắng.
Những ngày nắng, cũng âm mấy độ C.
Đi làm, 4 đôi tất vẫn thấy tê
Cố gắng lao động, tiết kiệm gửi tiền về trả nợ.
Nhưng lương con bên này thấp quá.
Mùa đông thì thực lĩnh có 10 lá.
Trừ hết rồi gửi về được 7 man.
Đến bao giờ, mới hết được gian nan?
Đến bao giờ, bố mẹ mới hết nợ?
Bố mẹ ơi! Có hôm con rất sợ.
Đi làm về, đầu nó cứ quay quay.
Lên giường, là con có thể ngủ ngay.
Nhưng con vẫn kịp nhớ về bố mẹ!
Lúc mệt mỏi, thấy giọng mẹ khe khẽ.
“Cố lên con trai, mẹ luôn đợi con về!”
Tự dặn lòng mình, con xin thề.
Sẽ nói dối. “Không bao giờ kêu khổ”.
Để hàng đêm, cho bố khỏi suy nghĩ.
Con sang đây, là do bất đắc dĩ.
Chắc gì đã khổ bằng bố mẹ đợi mong con.
Thôi, thời gian con cũng chẳng còn.
5 rưỡi rồi, con phải làm cơm hộp.
Để anh em đi làm, ăn cho ấm bụng.
Bố mẹ ở nhà, chớ có lo con.
Bây giờ con đã ăn khoẻ lắm.
Chào bố mẹ, chào em yêu đằm thắm.
Thêm một ngày nữa con lại đi làm…..
Tác giả: Hoàng Hữu Nghị
>>> Các Tệ Nạn
Ở Nhật Bản có một số ít các bạn trẻ rủ nhau dùng ma túy đá. Có nhiều học sinh đã xa vào và phải về nước vì không thể tiếp tục học tập. Nạn cờ bạc, lô đề cũng vậy, nhiều học sinh rủ nhau đánh bạc thâu đêm quên việc phải lên lớp.
Hiện nay, bên Nhật Bản đang rộ lên việc bán hàng đa cấp các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và có khá nhiều các cuộc tranh cãi và nhục mạ lẫn nhau. Các em cần suy nghĩ và thật tỉnh táo để không bị cuốn vào cơn bão này nhé!
Thậm chí, nhiều bạn gái trẻ sang nhật không chịu được cuộc sống vất vả, khi được nghe những lời dụ dỗ, mời chào là việc nhẹ, tiền nhiều nên đã tham gia vào các đường dây bán dâm tại các thành phố lớn. Thực sự du học sinh Việt Nam hiện nay ở Nhật Bản như là một xã hội Việt Nam thu nhỏ tại Nhật Bản.
Các em ơi, Thanh Giang biết con đường để các em sang tới Nhật Bản. Các em đã phải trải qua một quá trình rất gian nan. Vì thế, các em đừng để mình xa vào những tệ nạn như vậy nhé! Hãy biết nói không và tránh xa những cám dỗ đó vì tương lai của chính các em và gia đình các em. Hãy thật tỉnh táo nhé các em.
>>> Lừa Mua Điện Thoại Để Lấy Thông Tin Đăng Ký
Nhiều bạn trẻ khi mới sang Nhật Bản, mong muốn có được ngay một chiếc điện thoại để liên lạc với gia đình. Nhiều em vì nhẹ dạ cả tin đã gửi thông tin của mình cho một người lạ đi đăng ký điện thoại. Vì mới sang, thấy các em không có nhiều năng lực tiếng Nhật, do vậy không hiểu được việc đăng ký điện thoại và giao dịch bằng tiếng Nhật với nhân viên.
Nên nhiều bạn đã lấy thông tin của các em đăng ký nhiều máy và nhiều số thuê bao. Ở bên Nhật Bản, việc trả tiền điện thoại là qua thẻ ngân hàng, nhiều em bị sốc nặng khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền điện thoại, lên tới con số hằng trăm nghìn yên.
Nhiều em vì không có tiền để trả nên phải về nước để trốn nợ. Ngoài tiền điện thoại, các em rất dễ bị lừa tiền tìm nhà. Chân ướt chân ráo sang, các em rất dễ bị những kẻ xấu lợi dụng trong việc thuê nhà với chi phí cao và bị móc túi hàng tháng.
>>> Trộm Cắp, Trốn Vé Tàu,…
Với người Nhật Bản, việc ăn trộm là một việc vô cùng nhục nhã. Cho nên tại các siêu thị hầu như không có nhân viên trông đồ. Vì vậy, việc lấy đồ tại siêu thị quá dễ dàng mà lại không phải vất vả, nên nhiều em đã ngả lòng khi nghe những bạn xấu dụ dỗ đi ăn trộm. Để rồi khi công an bắt được thì các em bị điều tra và cho về nước. Khi đã phạm pháp tại Nhật Bản, đồng nghĩa các em sẽ mãi mãi không bao giờ quay lại được nữa.
Ở một số làng quê tại Nhật, vào buổi sáng họ mang hàng cần bán đặt trên kệ và đề giá tiền với hộp đựng tiền. Sau đó họ đi làm, tối về họ lấy hộp đựng tiền và không hề mất một món hàng nào cả với số tiền tương ứng với số hàng mà người mua đã lấy. Đó chính là cái văn minh, mà các em nên học hỏi đúng không?
Việc đi tàu điện cũng vậy, nhiều bạn thường hay đi tàu không chịu mua và hay trốn vé. Các em không được làm điều đó nhé! Đừng vì vài đồng mà mất đi danh dự của mình.
Các bạn tham khảo bài chia sẻ sau của một bạn du học sinh về cái nhìn của người Nhật đối với người Việt Nam.
https://duhoc.thanhgiang.com.vn/bai-chia-se-cap-la-van-hoa-cua-nguoi-viet
>>> Bỏ học trốn ra ngoài để đi làm
Bạn nào hay lang thang trên những diễn đàn của du học sinh Nhật Bản. (Các bạn có thể tham gia vào diễn đàn sau: “Cộng Đồng Du Học Việt Nhật” Link: https://www.facebook.com/groups/hotroduhocnhatban) Các bạn hay bắt gặp cụm từ tuyển “bộ đội” hay “đi bộ đội” để chỉ việc du học sinh đã bỏ học và đang sống bất hợp pháp tại Nhật Bản.
Các bạn đều biết, ở Nhật Bản không phải như Hàn Quốc là các công ty vẫn tiếp nhận những người lao động bất hợp pháp đã hết hạn visa. Do vậy, khi trốn ra ngoài. Các em không thể xin được việc làm thêm tại các xưởng. Lý do bỏ học rất nhiều như: Đi làm thêm quá nhiều, học không được, nghe bạn dụ dỗ,… để rồi các em bỏ ra ngoài và tự dồn mình vào bước đường cùng. Ai cũng biết cái điểm đến ấy chính là phải đi ăn trộm tại các siêu thị, để có tiền trang trải chi phí và gửi tiền về nhà giúp gia đình trả món nợ vay ngân hàng. Nếu không sẽ đẩy cả nhà ra đường.
Từ năm 2014 tới nay. Cảnh sát Nhật đã bắt 740 du học sinh Việt Nam nâng tỷ lệ du học sinh Việt Nam phạm tội trộm cắp lên vị trí số 1 so với du học sinh các nước đang theo học tại Nhật Bản như: Trung Quốc, Nepal, Philippin, Hàn Quốc,…
>>> Buôn Bán Đồ Lấy Trộm
Đi làm thêm quá nhiều và mệt mỏi. Nhiều bạn đã không chịu được áp lực nên đã chuyển hướng làm kinh doanh online.
Như nhiều người vẫn hỏi, tại sao về Việt Nam mua những món hàng còn rẻ hơn mua ở siêu thị Nhật Bản? Đã có rất nhiều bài báo viết về tình trạng buôn bán đồ lấy trộm tại các cửa hàng và siêu thị. Cũng chính vì mức lợi nhuận cao, nên nhiều em đã chấp nhận lấy hàng từ những bạn chuyên đi lấy đồ trong siêu thị để mang về bán lại kiếm lợi nhuận cao. Khi những người ăn trộm đồ bị bắt, công an Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra cả những ai tiêu thụ mặt hàng lấy trộm, khi đó họ sẽ bắt cả những người tiếp tay buôn bán mặt hàng đó.
Các em nhớ rằng mạng xã hội là con dao hai lưỡi, các em nên biết cảnh sát Nhật họ sẽ theo dõi trang facebook của các em. Nhiều giáo viên ở các trường Nhật vẫn hay email cảnh báo với Thanh Giang nên nhắc nhở học sinh không nên buôn bán hoặc giao du với những thành phần không tốt. Vì, các thầy cô là bạn bè của các em trên facebook nên sẽ biết mọi tương tác của các em nhé!
Hãy lưu ý, đừng bán rẻ tương lai của mình nhé các em.
>>> Cám Dỗ Vật Chất
Chỉ qua một vài năm trở lại đây, thế giới chứng kiến ra mắt biết bao sản phẩn và công nghệ mới. Ví dụ như điện thoại thông minh Iphone, hằng năm liên tục update lên các phiên bản mới. Nhiều bạn, vì muốn sở hữu những chiếc điện thoại đắt tiền và luôn là mới nhất nên đã phải đi làm thêm rất nhiều để có được những chiếc điện thoại trả góp với lời mời chào là máy được cho không. Nhưng thật ra đây là điện thoại trả góp, hàng tháng các em phải trả thông qua thẻ ngân hàng. Chúng ta nghiễm nhiên trở thành người phải mang nợ. Thay vì đó, các em nên tìm cho mình chiếc điện thoại mà chi phí là tối ưu nhất các em nhé!
Thanh Giang nhớ câu thơ rất hay của nhà thơ Chế Lan Viên:
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.
Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây
Các em hãy khuyên nhau, nên chi tiêu và mua sắm những thứ đồ dùng phù hợp với mình. Đừng quá lãng phí vào những món đồ xa xỉ và đắt tiền các em nhé!
>>> Đánh Nhau
Trong lớp học tiếng và nơi làm việc, các em sẽ được tiếp xúc với các bạn đến từ nước khác, các nền văn hóa khác nhau. Vấn đề xung đột về văn hóa rất dễ xảy ra. Do vậy, khi các em có xích mích với các bạn nước khác, các em cần giữ bình tĩnh và nên tránh. Nếu các em vi phạm đánh nhau là sẽ bị đuổi về nước, dù đó là đúng hay sai.
Thời gian vừa qua, có nhiều vụ người Việt chém nhau, đánh nhau, gây lộn. Cho nên các em cần chú ý điều này để không phải về nước khi thời hạn visa vẫn còn.
Gần đây nhất có trường hợp Du học sinh Việt Nam bị đánh tới tử vong tại Tokyo và truyền thông Nhật có đưa tin (Như video dưới đây)
Do vậy, các bạn cần phải đặc biệt chú ý vấn đề này. Đừng để những điều đáng tiếc và thương tâm xảy ra nhé!
>>> Xin visa tị nạn
Nhiều em vì có một số lý do, không gia hạn tiếp được visa. Được bạn bè giới thiệu chuyển sang Visa tị nạn để đi làm thêm. Nhưng theo quy định luật pháp của Nhật Bản, thì trong thời gian xin visa tị nạn người xin visa không được phép đi làm thêm. Nếu vi phạm điều này mà bị công an bắt được, sẽ bị buộc vì nước ngay lập tức. Trong trường hợp nếu đây là một đường dây mà họ phát hiện chuyên chạy visa tị nạn, thì họ sẽ bắt lại để điều tra. Luật pháp ở Nhật rất nghiêm khắc do vậy khi đã phạm pháp thì không thể xin được các em nhé!
>>> Nguy Cơ Đột Quỵ
Nhiều bạn đi làm thêm quá nhiều, có những bạn một ngày chỉ ngủ được 1-2 hai tiếng. Có những bạn làm thông qua 3-4 ngày không ngủ. Bù lại, các bạn lại không chịu ăn uống hoặc có ăn uống thì chỉ là ăn tạm bợ, để kịp thời gian đi làm. Để có được một bữa cơm canh như khi còn ở nhà, có lẽ đó là một điều khá là xa sỉ đối với những bạn đi làm nhiều. Đến khi cơ thể quá kiệt sức, các em đã ra đi mãi mãi khi tuổi đời còn quá trẻ. Nhiều em đi làm về mệt, vào nhà tắm rồi ra đắp chăn đi ngủ. Sáng hôm sau bạn bè gọi dậy đi học, thì em đã chìm vào giấc ngủ mãi mãi ở cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời.
Do vậy, các em đừng quá lao vào việc kiếm tiền. Vẫn biết rằng, trên vai các em còn quá nhiều áp lực và tiền bạc. Nhưng chẳng lẽ các em lại đánh đổi cả một cuộc đời để lấy lại sự khổ đau cho cha mẹ cho gia đình cho bạn bè và cho xã hội?
Thanh Giang nhớ một câu mà đức Phật đã dạy: Cuộc đời này, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước đại dương
Con đã thấy muôn nẻo đường sinh tử
Dòng nước mắt của chúng sinh tuôn đổ
Còn nhiều hơn nước biển cả mênh mông
Còn nhiều hơn trăm con suối, nghìn con song
Nỗi đau khổ là vô cùng không kể
Người ra đi thì nhẹ như lông hồng, nhưng người ở lại thì đau khổ biết dường nào.
Các em cần phải biết yêu thương và quý trọng chính bản thân của mình. Vì nếu không, Thanh Giang tin rằng các em cũng không thể yêu thương được cha mẹ của mình.
Các em có thành công, có sự nghiệp vững vàng. Khi đó mới thực sự là báo hiếu cho cha mẹ. Thanh Giang vẫn dạy học sinh của mình rằng: Các bạn đừng nghĩ mang nhiều tiền về cho cha mẹ, mà cha mẹ đã vui đâu nhé. Cái mà cha mẹ hy sinh cả cuộc đời và dành cho các bạn. Đó chính là mong muốn các bạn thành công, các bạn là một người tốt, một người có ích cho chính cuộc đời của các bạn và cho xã hội. Các bạn chưa làm cha, làm mẹ cho nên các bạn chưa hiểu được cái cảm xúc, khi mà cha mẹ được mọi người ghi nhận là nhà đó có đứa con học giỏi, chăm chỉ, thành đạt. Điều đó hạnh phúc hơn gấp trăm, vạn lần những đồng tiền mà các em đưa cho cha mẹ.
Vậy, các em biết là mình sẽ phải làm gì rồi đúng không? Cuộc đời này vô cùng khắc nghiệt và nó sẽ không bao giờ có chữ giá như. Vì thế, hãy nghe Thanh Giang biết quý trọng sức khỏe, biết sắp xếp thời gian công việc học tập và làm thêm một cách hợp lý.
Các em ơi, trên quê hương Việt Nam mình, còn nhiều cảnh đời bất hạnh và khổ đau lắm các em à. Có những đứa em mồ côi cả cha lẫn mẹ, có những đứa em không được đi học mà phải đi ăn xin để lấy tiền nuôi mẹ ốm ở nhà, những đứa em ở miền núi không có đủ lấy chiếc áo ấm để mặc qua mùa đông giá rét, có những đứa em ở miền nước lũ ngồi khóc bên đống sách vở đã bị nước lũ làm ướt hết.
Bể thảm mênh mông sóng lụt trời
Khách trần chèo một lá thuyền chơi
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
Nhìn lại trong cùng bể thảm thôi.
Các bạn cùng đọc bài: Du học Nhật Bản cảnh báo về việc đột quỵ của du học sinh do làm thêm quá nhiều các bạn nhé:
Các em hãy suy nghĩ lại, hãy thức tỉnh lại đi nhé. Cuộc sống này còn nhiều điều tươi đẹp và còn nhiều điều để các em phải làm. Đừng đi làm thêm quá nhiều, hãy chú ý tới sức khỏe các em nhé!
Mong rằng nhiều phụ huynh đừng áp lực tiền bạc cho các em. Nhiều khi chỉ một câu nói vô tình như: Con người ta đi cũng như mày, vậy mà hàng tháng nó gửi về cho bố mẹ nó mấy chục triệu, nó gửi về cho bố mẹ chiếc điện thoại này điện thoại nọ. Vậy mà mày sang đấy làm cái gì? Hay suốt ngày chỉ biết chơi bời không chịu đi làm. Nhiều khi chỉ những câu nói bâng quơ ấy, chính điều đó đã đẩy các em ngã vào vòng đời khắc nghiệt.
Nhiều khi những câu nói vô tình thôi, đã làm mất đi tài sản quý giá nhất cuộc đời của những người làm cha, làm mẹ đó là đứa con của mình. Chúng còn quá non nớt, quá ngây thơ. Hãy cho các con sống với chính cuộc đời của con. Hãy cho chúng những khát khao, hoài bão. Vì khi nhắm mắt xuôi tay, ai cũng như ai: “Sinh ra không mang gì tới thế giới này và khi ra đi cũng chẳng mang theo được gì cả”. Cái mà chúng ta để lại được cho đời, đó chính là những đứa con. Nó chính là sản phẩm, là giá trị chúng ta để lại cho cuộc đời.
Vậy, các anh chị hãy đồng hành cùng Thanh Giang nhé. Hãy luôn luôn chia sẻ, cổ vũ, động viên, định hướng cho các em đi được những con đường mà các em đã lựa chọn, Anh chị em chúng ta chỉ đóng vai trò như người hướng dẫn viên, biết lường trước và chỉ ra cho các em, những vướng mắc, trở ngại, vấp ngã,…sẽ gặp phải và là một người bạn đồng hành luôn lắng nghe tâm sự của các em.
Thanh Giang lang thang trên mạng vô tình bắt gặp một bức ảnh mô tả về du học sinh tại Nhật khi chịu quá nhiều áp lực. Có lẽ hình ảnh này lột tả được nỗi khó khăn và cực khổ của du học sinh như thế nào
Thanh Giang viết bài này, chỉ nói lên được một vài điều mà các em rất dễ vấp phải, nhằm giúp các em cần chuẩn bị một hành trang thật tốt trước khi lên đường.
Qua bài viết này, cũng mong rằng các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn cuộc sống thực tế của các em nơi phồn hoa đô thị. Qua đó để cảm thông và động viên các em hãy luôn sống theo mục đích, sứ mệnh của bản thân mình là học tập. Chỉ có con đường “học tập”, là con đường nhanh nhất để đi tới thành công và để xây dựng một cuộc đời mới với những tương lai tươi sáng hơn.
Vậy lời khuyên nào cho các em chuẩn bị trước khi đi du học Nhật Bản?
Thanh Giang khuyên các em hãy học tiếng Nhật thật tốt trước khi sang, rèn luyện một sức khỏe thật tốt, đi bộ thật nhiều thật nhiều, rèn luyện những thói quen, tác phong của người Nhật.
Ngoài học tiếng, các em cần học cách sống trong cộng đồng. Học cách sẻ chia, cho đi những thứ mình có, học cách là một người con viết báo hiếu với cha mẹ, học cách làm người sống có ích cho bản thân gia đình và cho xã hội,….
Nếu các bạn vẫn còn những băn khoăn và những khó khăn những câu hỏi chưa có câu trả lời thì hãy cùng tâm sự với Thanh Giang
Những bạn đã trải qua cuộc sống du học sinh và có những trải nghiệm đắng cay rồi thì hãy tâm sự với Thanh Giang nhé. Thanh Giang muốn được lắng nghe các bạn và sẽ sẻ chia điều đó đó tới các em khóa sau. Để các em ấy có một hành trang thật tốt trước khi lên đường.
Thanh Giang xin gửi lời chúc tới các em, tới toàn thể các bậc phụ huynh có con em đang sống và học tập tại Nhật Bản sức khỏe, thành công và chiến thắng trên mọi bước đường học tập tại xứ sở hoa anh đào.
Thanh Giang mong rằng, bài này sẽ tới được những ai đang có ý định du học Nhật Bản thì cần phải xác định mục tiêu thật nghiêm túc:
Đi du học Nhật Bản tự túc với mục đích duy nhất là để học chứ không phải chỉ để kiếm tiền.
Mời các bạn cùng đọc tâm sự của du học sinh Nhật Bản trên nhóm: Cộng Đồng Du Học Việt Nhật, để hiểu thực tế du học Nhật Bản như thế nào.
Link: https://www.facebook.com/groups/hotroduhocnhatban/
Bạn còn bao nhiêu ngày để sống? Tôi chỉ biết tôi còn rất ít….
Đời người nó có quá nhiều chữ ngờ mà mãi ta không học hết được. Cuộc đời tôi là những nốt thăng trầm mà suốt 24 năm qua chưa một lần bình yên. Bệnh tật ốm đau có là gì, sống chết nay mai có là gì, chỉ có chăng nhìn cảnh gia đình mình còn khốn khó lầm than thôi. Ngày qua đến Nhật đúng 2 tuần là tôi phát hiện mình không được bình thường. Vẫn cứ vui vẻ sống thôi, nhắn tin về báo cho chị cả biết rằng em bị bạo bệnh, không thể sống lâu được nữa. Tôi và chị giấu cha mẹ đến giờ. Giờ thì 3 tháng chưa gửi về được đồng nào do không có việc làm tôi càng lo lắng hơn. Tôi sợ mình phải đi vác Yamato, vác Sagawa, sợ những ngày nhịn đói bên này rồi liệu tôi có trụ được nổi để trả hết nợ không? Có những hôm tôi nằm xỉu trong Toilet càng khiến tôi sợ mình càng đến gần với cái chết hơn. Hay cũng có những đêm không thở được tôi cũng không dám nhắm mắt ngủ vì sợ không tỉnh dậy nữa. Tất cả vì tôi còn nợ nần, còn trách nhiệu của một đứa con trai. Con số nợ nần đi Nhật, nợ của gia đình gần 400-500 triệu, nhắm mắt xuôi tay rồi cũng hết, cơ mà rồi ai sẽ thay tôi trả? Ba mẹ già đau ốm, trách nhiệm của đứa con trai, là nguồn sống duy nhất của cả gia đình không cho phép tôi được quỵ ngã để rồi đem trách nhiệm đó khoách lên vai của cha mẹ già. Tôi hứa sẽ sắm sửa cho ba mẹ những thứ ba mẹ thích, coi như trả ơn một phần mà còn chưa làm được. Giờ còn phải để ba mẹ lo âu buồn rầu thì tôi quá bất hiếu rồi. Tôi phải cố gắng mạnh mẽ, phải cố gắng làm hết những gì có thể để trả xong nợ rồi về sống với ba mẹ những ngày còn lại nữa chứ…
Dù cho bây giờ vẫn chưa xin được việc thì tháng sau con cũng sẽ đi làm bốc vác như bao bạn. Dẫu có nằm xuống bên này, con cũng chỉ mong được về nằm trên đất mẹ…
Con nhớ nhà!
Nguồn: Bài viết của du học sinh chia sẻ trên nhóm:
Cộng Đồng Du Học Việt Nhật: https://www.facebook.com/groups/hotroduhocnhatban
Hiện Thanh Giang đang có các chương trình Học Bổng hấp dẫn dành cho các bạn đi du học Nhật Bản:
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233
>>> Link fanpage
- DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
- XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon